Hiện nay, nhu cầu thuê mặt bàn nhà hàng ngày càng được khá nhiều người lựa chọn và tin tưởng. Nhưng làm sao để chọn được địa điểm tốt, đáp ứng được các nhu cầu của bạn. Thì bạn hãy tìm hiểu ngay bài viết Thuê mặt bằng nhà hàng cần chú ý những gì ngay dưới đây.
Thuê mặt bằng nhà hàng cần chú ý những gì
1. Khảo sát và lựa chọn địa điểm để thuê mặt bằng
Đầu tiên, bạn cần phải định hướng rõ xem đối tượng khách hàng ở đây là ai? Độ tuổi từ bao nhiêu? Ngoài ra bạn còn khảo sát thêm địa điểm này có vị trí đắc lợi không? Có thuận tiện giao thông 2 chiều không? Có nằm ngay mặt đường, view có đẹp hay là không? Có đáp ứng được với yêu cầu và công việc kinh doanh hay không?
Nếu địa điểm kinh doanh mà bạn khảo sát nếu không đứng nhất thì cũng phải xếp thứ 2. Việc chọn địa điểm cũng cần quan sát xung quanh, xung quanh phải gần các tòa nhà, công ty lớn, trung tâm mua sắm nhất là những nơi có nhiều người đi lại. Có thế thì nhà hàng bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn.
Để mà thuê được mặt bằng nhà hàng đẹp thì đương nhiên chi phí thuê cũng khá mắc. Bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn thuê, cân nhắc về vấn đề tài chính. Điều không nên bỏ qua và xem có người đã thuê hay chưa?
2. Khảo sát/ đánh giá thị trường xem có đáp ứng được yêu cầu hay không?
Đánh giá thị trường cần dựa vào 3 tiêu chí sau:
- Bạn cần phải khảo sát xem đối tượng nam hay nữ, độ tuổi tầm bao nhiêu
- Họ thích những gì? Mức giá mà họ có thể chi trả được là bao nhiêu và họ thường xuyên chọn những gì?
- Tìm hiểu về các đối thủ cùng ngành nghề gần đó xem họ kinh doanh về những gì? Giá cả ra sao và chất lượng dịch vụ như thế nào? Điều gì thu hút khách hàng nhiều đến như vậy.
3. Khảo sát diện tích mặt bằng mở quán ăn, nhà hàng
Lúc đầu mở nhà hàng thì không cần phải chọn địa điểm có diện tích quá lớn sẽ gây lãng phí. Thay vào đó là chọn địa điểm mặt tiền, thuận lợi giao thông, phương tiện lui tới, không kẹt xe vào những giờ cao điểm.
Thế nhưng, điều quan trọng hơn là ánh sáng, cách bày trí/ trang trí cũng cần phải thoáng đãng, đẹp mắt và thể hiện được sự sáng tạo, gu thẩm mỹ và bắt mắt, cuốn hút.
Bạn cần tính xem diện tích nhà hàng có dư chỗ để xe khách nhiều không, khu vực nhà xe cần rộng rãi, đầy đủ ảnh sáng và hợp với phong thủy.
4. Khảo sát giá thuê mặt bằng
Tiếp theo bạn cần khảo sát bề mặt bằng, nơi bạn định chọn để thuê nhà hàng. Trước tiên cần khảo sát qua rồi sau đó bàn bạc về giá thuw, mức giá thuê bao nhiêu là phù hợp. Để biết được giá thuê phù hợp ở tầm bao nhiêu thì trước hết bạn cần tham khảo thông tin ở địa điểm đó, giá cả cho thuê nằm vững.
Đối với trường hợp thuê dài hạn như thế nào và đối với thuê ngắn hạn sẽ có mức giá là bao nhiêu?
Bạn cũng hãy chú ý đừng vội chấp nhận khi chủ nhà nói mà hãy thương lượng giá cả. Nếu bạn chấp nhận liền khi chủ nhà đưa ra đề nghị về giá thì bạn sẽ bị thiệt hoặc ngược lại.
5. Thời gian thuê / điều khoản có trong hợp đồng
– Về thời gian cho thuê trong hợp đồng thì bạn cũng cần hết sức lưu ý:
Để nhà hàng đi vào guồng ổn định thì sẽ mất khoảng 1 năm. Chính vì thế mà lời khuyên mà chúng tôi dành cho các chủ đầu tư sẽ là bạn nên ký thời gian thuê tối thiểu 3 năm. Trong 3 năm đó, nếu công việc kinh doanh tốt, ổn định thì bạn có thể gian hạn thêm thời gian cho thuê, lúc này bạn có thể gia hạn bao nhiêu năm là tùy bạn.
– Các điều khoản trong hợp đồng
Trước khi kí kết hợp đồng thì bạn cũng nắm rõ các điều khoản có trong hợp đồng. Trong hợp đồng, mội điều khoản cần phải có sự rõ ràng, rành mạch và hơn nữa bạn cần chú ý từng điều khoản , đọc kỹ.
Mọi điều khoản trong hợp đồng không được mập mờ, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đó, cam kết không thuộc vào hạng mục giải tỏa, tranh chấp và không có người đang thuê.
Vậy nên, nếu bạn hiểu rõ và thao tác đúng thì tất nhiên sẽ không sợ những rắc rối phát sinh về sau này.
6. Kí kết hợp đồng
Nhằm mang lại hiệu quả trong kinh doanh và hoạt động thuận lợi, đông khách và đương nhiên chủ nhà không gây cản trở trong quá trình cho thuê thì cần có hợp đồng thật rõ ràng. Trước khi đặt bút xuống kỹ vào bất kỳ giấy tờ, hợp đồng quan trọng nên đọc kỹ, đọc các điều khoản có trong hợp đồng sao cho thật kỹ càng.
Trong hợp đồng cần có chữ ký, dấu mọc của cơ quan chức năng có thẩm quyền, cam kết không thuộc quyền sở hữu của bên khác.
Mọi điều bàn bạc được thể hiện qua điều khoản có trong hợp đồng một cách chi tiết. Hợp đồng cho thuê nhà hàng cần có đủ các điều sau đây:
- Diện tích mặt bằng thuê
- Thời gian thuê trong bao lâu
- Giá thuê ( Giá tăng hàng năm)
- Hợp đồng có công chứng của nhà nước/ tư nhân
- Có đầy đủ giấy tờ sử dụng đất
7. Tiến hàng tu sửa, thiết kế lại
Kinh doanh nhà hàng cần phải đầu tư nhiều thế cho nên việc tu sửa, thiết kế nội thất lại toàn bộ là điều không thể nào tránh khỏi. Người thuê sẽ sửa sang lại theo ý mình, trước khi thuê bạn cũng cần phải xasv định xem cần tu sửa lại nhiều không? Chủ nhà cần hỗ trợ gì không để có sự cân nhắc về chi phí cho thuê.
8. Xin giấy phép sử dụng vỉa hè
Vỉa hè là tài sản chung của mọi công dân, việc chiếm vỉa hè được coi là vi phạm pháp luật khi chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thế nên nếu bạn muốn sử dụng vỉa hè thì cần phải xin lệnh được sử dụng, đó là giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè theo nghị quyết số 74. Ngoài các phương thức Online Marketing hiện đại như website nhà hàng hay website khách sạn, facebook, instagram… thì việc sử dụng vỉa hè để trưng bảng hiệu, biển quảng cáo vẫn là một trong những hình thức hiệu quả nhất.
Nếu bạn không được cấp phép sử dụng thì tuyệt đối không được dùng để xe máy, như vậy gây bất tiện cho việc lưu thông của mọi người.
9. Lên kế hoạch sẵn trong công tác chuẩn bị, phòng ngừa các rủi ro khi ngập lụt
Đối với kinh doanh thì lợi nhuận được xem như là hiệu số của doanh thu so với tổng chi phí bỏ ra. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu có lô cốt đứng trước địa điểm kinh doanh của bạn thì đương nhiên doanh thu sẽ giảm sút rất nhiều.
Vậy nên trong các phí duy trình thì chi phí bỏ ra thuê mặt bằng là lớn nên cần phải có kế hoạch sẵn phòng ngừa các rủi ro có thể ập đến bất cứ khi nào.
– Tìm hiểu rõ về tình trạng ngập lụt trước khi thuê mặt bằng
Bất cứ công trình nào cũng đều được quy hoạch và thông qua trong thời gian dài nên bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ trrn mọt số kênh thông tin đại chúng như:
+ Kênh thông tin quy hoạch của cơ quan nhà nước
+ Kênh thông tin thăm hỏi dân kinh doanh
+ Kênh thăm hỏi người dân
Nếu là nhà đầu tư lâu năm chắc hẳn bạn sẽ nắm được đầy đủ các thông tin qua mối quan hệ và sẽ giảm thiểu được việc này.
– Lên kế hoạch dự trù sẵn, khi xảy ra có thể ứng phó kịp thời
Dường như nếu xảy ra trường hơp trên mà không thực hiện được các nghĩa vụ đôi bên theo hợp đồng thì nghĩa vụ đó sẽ được tạm dừng đợi cho đến khi chấm dứt. Nếu bên nào bị ảnh hưởng sẽ phải thông báo bằng văn bản cụ thể.
Bất kỳ việc nào nằm ngoài tầm kiểm soát của 2 bên thì sẽ không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng không bao gồm các sự việc diễn ra như động đất hay lũ lụt.
Bạn cần phải có kế hoạch chi tiết để ứng phó kịp thời khi gặp phải trường hợp bất khả kháng.
– Bổ sung điều khoản bên dưới nếu 1 trong 2 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng
Người thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng thì thời gian kéo dài khoảng 60 ngày trở lên và như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn.
Chính vì thế, bạn có thể điều chỉnh lên đến 90 ngày sao cho 2 bên đều có lợi. Tiếp theo là bạn nên liên hệ với chính quyền địa phương để biết thời gian triển khai công trình chính xác, và bạn chỉ cần quăng lô cốt là có thể thấy thông báo về thời gian thi công.
Vậy nên bạn cần phải bàn bạc với chủ thuê để đưa ra được những phương pháp thích hợp nhất.
Đó là những gì mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn trong bài viết Thuê mặt bằng nhà hàng cần chú ý những gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp cho bạn hiểu hơn về việc thuê mặt bằng cần chú ý những gì?