Tên miền là gì? Những quy tắc khi đặt và đăng ký tên miền

Để xây dựng một website thì việc đăng ký tên miền (domain) là không thể thiếu. Vậy tên miền là gì? Vì sao phải đăng ký tên miền? Và những quy tắc khi đăng ký tên miền là gì? Cùng Yasminsquare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tên miền là gì?

Tên miền hiểu đơn giản là tên gọi của một website trên internet. Tên miền là một địa chỉ tĩnh để các thiết bị định vị được website của bạn. Nếu ví website là ngôi nhà của bạn thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà giúp mọi người có thể tìm đến và liên lạc. Một trình duyệt web cũng cần phải có một tên miền để dẫn đường đến địa chỉ website của bạn (web server). Một website trên internet muốn hoạt động được thì cần ít nhất 2 thành phần là web server và tên miền.

Có những loại tên miền nào?

Chúng ta thường thấy dạng tên miền phổ biến nhất ở dạng .com, .org, .net… Những tên miền này được phân loại như sau:

Tên miền cấp cao nhất (TLD)

TLD (viết tắt của từ Top – level Domain) là tên miền cấp cao nhất. Danh sách tên miền TLD được quản lý bởi Internet Assigned Numbered Authority (IANA) và được chia thành 2 loại là tên miền cấp cao chung (gTLD) và tên miền cấp cao nhất mã quốc gia (ccTLD).

Tên miền cấp cao chung (gTLD)

Đây là tên miền cấp 1 và được dùng chung trên toàn thế giới. Nó được đặt tên liên quan đến các lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống. Ví dụ như:

  • Tên miền .com (Commercial): Lĩnh vực thương mại.
  • Tên miền .gov (Government): các cơ quan nhà nước, chính phủ
  • Tên miền .edu (Education): Lĩnh vực giáo dục
  • Tên miền .info (Information): Lĩnh vực thông tin
  • Tên miền .net (Network): Lĩnh vực mạng (máy tính)
  • Tên miền .org (Organization): các tổ chức, cộng đồng.
  • Tên miền .tv (Television): Lĩnh vực truyền hình
  • Tên miền .mil (Military): Lĩnh vực quân sự

Thực tế thì các tên miền trong các lĩnh vực không nhất thiết phải đặt theo như trên. Ngoài các cơ quan nhà nước ra thì các doanh nghiệp, cá nhân có thể đặt tên miền tùy chọn. Nếu website bạn thuộc lĩnh vực y tế hoặc giáo dụng bạn vẫn có thể đặt tên miền .com, .net,… bình thường.

Có những loại tên miền nào?

Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD)

ccTLD (viết tắt của từ Country code Top Level Domain) là tên miền cấp cao nhất, được sử dụng và xác định cho một quốc gia hoặc một khu vực lãnh thổ cụ thể. Ví dụ như:

  • Việt Nam: .vn
  • Trung Quốc: .cn
  • Nhật Bản: .jp
  • Hàn Quốc: .kr
  • Mỹ: .us
  • Anh: .uk
  • Châu Á & Thái Bình Dương: .asia
  • Châu Âu: .eu

Khi đặt tên miền không nhất thiết ở quốc gia nào sẽ đặt tên miền theo quốc gia đó. Trường hợp bạn đang muốn mở rộng thương hiệu tại một quốc gia và muốn khách hàng biết được rằng bạn đang có chi nhánh tại đó thì bạn sẽ sử dụng tên miền quốc gia để khẳng định thị trường của bạn.

Nguyên do cần phải đăng ký tên miền là gì?

Đăng ký tên miền mang lại nhiều lợi ích cho website, đó là:

Tên miền giúp cho khách hàng truy cập dễ dàng

Việc đăng ký tên miền là một việc tối thiểu bạn phải làm trước khi thiết kế website để khách hàng có được địa chỉ của trang webtừ đó mới có thể truy cập được. Nếu không đăng ký tên miền thì website của bạn sẽ có địa chỉ dưới dạng IP là những con số rất dài. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi muốn truy cập. Website có một tên miền rõ ràng, dễ nhớ mới có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, tăng lượng traffic và truy cập của khách hàng vào website.

Tên miền giúp bảo vệ thương hiệu và doanh nghiệp

Tên miền thường gắn liền với tên thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là một cách trực quan để doanh nghiệp giới thiệu đến người dùng về thương hiệu của mình, làm tăng mức độ nhận diện doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến. Để bảo vệ được thương hiệu cũng như doanh nghiệp, bạn có thể đăng ký nhiều tên miền liên quan đến tên của mình để không một đối thủ nào có thể mạo danh thương hiệu của bạn để lôi kéo khách hàng. Từ đó, bạn có thể có một địa chỉ website độc nhất, chiếm lĩnh thị trường trực tuyến.

Tên miền tăng vị thế của doanh nghiệp trong mắt khách hàng

Việc sở hữu một tên miền rõ ràng là một điểm cộng về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Tên miền khiến cho hình ảnh doanh nghiệp trở nên uy tín hơn, gia tăng sự tin cậy của khách hàng vào doanh nghiệp. Đồng thời, nhờ có tên miền đúng với lĩnh vực hoạt động mà website của doanh nghiệp có thể hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng một cách tối ưu nhất, đẩy mạnh sự xuất hiện của doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh với đối thủ.

Thời gian hoạt động của tên miền

Mỗi một tên miền khi được đăng ký sẽ được giới hạn thời gian hoạt động cụ thể như 5 năm hay 10 năm… Thời gian tối thiểu là 1 năm. Tuỳ theo là tên miền Việt Nam hay tên miền quốc tế mà sẽ có vòng đời khác nhau. Cụ thể là:

Vòng đời tên miền của Việt Nam

Tên miền Việt Nam “.vn” có vòng đời như ảnh bên dưới:

Vòng đời tên miền của Việt Nam

Vòng đời của tên miền quốc tế

Vòng đời tên miền quốc tế hoạt động như hình ảnh dưới đây:

Vòng đời của tên miền quốc tế

Như vậy, khi hết vòng đời của tên miền thì tên miền sẽ ở trong trạng thái tự do và bất cứ ai cũng có thể đăng ký được. Do đó, chủ sở hữu tên miền cần phải nắm rõ được vòng đời của tên miền website mình để kịp thời đăng ký và bảo vệ tên miền một cách hiệu quả, tránh tình trạng bị đối thủ cướp đi tên miền đồng nghĩa với việc cướp đi thương hiệu của mình.

Các quy tắc đăng ký tên miền là gì?

Tên miền sẽ gắn liền với tên của thương hiệu website, vì vậy bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để đặt tên miền phù hợp. Một số quy tắc đặt tên miền mà bạn có thể tham khảo đó là:

Đặt tên miền ngắn gọn

Một tên miền có cấu tạo bao gồm 3 phần là Domain chính (ví dụ: monamedia), Subdomain(.www.) và Top-level domain (.com, .vn…). Khi đặt tên miền thì bạn cần phải đảm bảo tổng các ký tự của 3 phần này có chiều dài tối đa là 253 ký tự. Mỗi tên miền được đặt tối đa 127 nhãn (label), mỗi nhãn được phân định giữa 2 dấu “.” và không được vượt quá 63 ký tự/nhãn.

Quy tắc về ký tự

Tên miền chỉ được bao gồm các ký tự chữ (a-z), ký tự số (0-9)ký tự dấu “-” , “.”(ví dụ: www.monamedia.com). Tên miền không được phép chứa các ký tự đặc biệt như @,%,&,#…và khoảng trắng. Khi đặt tên miền không được bắt đầu và kết thúc bằng ký tự dấu, khi đứng ở giữa tên miền, dấu “-” có thế viết liền kề nhau nhưng không được phép viết 2 dấu “.” liền kề nhau (ví dụ: mona..media). Tên miền sẽ không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Nguyên tắc theo quy định đặt tên miền

Khi đặt tên miền, bạn phải chắc chắn đảm bảo các yếu tố sau:

  • Tên miền chưa được đăng ký sử dụng bởi một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào
  • Tên miền phải đảm bảo đúng quy định về cấu trúc tên miền và phân theo từng lĩnh vực hoạt động
  • Tên miền không được chứa các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc
  • Tên miền cần phải rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt
  • Theo quy định VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam, tên miền cấp cao “.vn” phải có ít nhất một hoặc một dãy ký tự.

Đặt tên miền dễ nhớ, liên quan đến lĩnh vực hoạt động

Theo một vài chia sẻ của các nhà cung cấp vps hosting, website của bạn có thể dễ tiếp cận và ghi ấn tượng và giúp người dùng nhớ lâu hơn, bạn nên đặt một tên miền dễ nhớ, xúc tích, ngắn gọn, thể hiện được tên thương hiệu của doanh nghiệp hay đặc trưng của cá nhân. Ví dụ như khi thiết kế website bất động sản có thể chọn các tên miền: batdongsan.vn, nhadat.com, batdongsantanbinh.com.vn…

Các quy tắc đăng ký domain

Đặt tên miền dễ đọc và không gây nhầm lẫn

Trong tình hình cạnh tranh website vô cùng lớn hiện nay thì bạn cần phải đặt tên miền sao cho dễ đọc và không gây nhầm lẫn cho người dùng trước những website của đối thủ. Lời khuyên dành cho bạn đó là:

  • Tránh đặt các tên miền có thể gây nhầm lẫn khi khách hàng của bạn search địa chỉ khi truy cập.
  • Tránh đặt tên miền có hai chữ liên tiếp như “o”, “u”, “e”, “d” hay chữ “u” liền kề chữ “w”. Vì khi như thế khách hàng ở Việt Nam sẽ dễ đánh thành các chữ có dấu và không tìm được địa chỉ của bạn. Một sự phiền phức nhỏ cũng khiến khách hàng bỏ qua website của bạn.
  • Không nên đặt tên miền quá dài vì sẽ có thể gây ra nhầm lẫn và đối thủ sẽ dễ lợi dụng đặt tên miền gần giống với bạn để thu hút khách hàng về website của họ.

Bài viết trên đây đã giới thiệu với bạn những kiến thức cơ bản nhất về tên miền là gì, tầm quan trọng của nó đối với một website cũng như những quy tắc cần chú ý khi đặt và đăng ký tên miền. Từ đó chuẩn bị tốt hơn cho quá trình thiết kế website cho doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin của bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn đăng ký được một tên miền tối ưu, phù hợp và góp phần phát triển website của bạn trong tương lai.

>>Đọc thêm: Cách lựa chọn tên miền bất động sản đẹp, chuẩn SEO